Cách phân biệt tỏi Trung Quốc và Tỏi Việt Nam

Đặc điểm tỏi Trung Quốc? Tỏi Trung Quốc và Tỏi Việt Nam có gì khác nhau? Tỏi nào tốt hơn cho sức khỏe? Xin chia sẻ cùng các bạn trong bài viết này nhé.

18,344 lượt xem

Một thắc mắc đối với người tiêu dùng Việt Nam là làm sao để phân biệt được giữa tỏi Việt Nam và tỏi Trung Quốc? Không quá khó để phân biệt các bạn nhé. Trước tiên, chúng ta phải nhìn nhận củ tỏi bằng cảm quan của mình như: độ to của củ, màu sắc củ tỏi, các tép tỏi … và tiếp đến là bạn phải thử vị của tỏi. Tỏi Việt nam có vị rất đặc trưng của tỏi còn tỏi Trung Quốc ta thường thấy ít tinh dầu nên không còn vị đặc trưng của tỏi nữa. Mình xin liệt kê ra các đặc điểm chính của hai loại tỏi này để các bạn dễ nhận biết nhé.

Tỏi Việt Nam:

Cách phân biệt tỏi Trung Quốc và tỏi Việt Nam hiệu quả

Tỏi Việt Nam thường củ nhỏ, ít bắt mắt nhưng cực chất.

o Củ nhỏ, nhìn hơi gầy và các tép tỏi thường không đều.
o Vỏ củ tỏi thường không bóng mịn, bắt mắt.
o Các nhánh ép sát vào nhau, rất khó tách khi bóc tỏi, nhiều mẹ thường ngại bóc tỏi Việt Nam là thế! 
o Tỏi Việt Nam thường có màu tím hoặc xám, chỉ có 1 số ít loại màu trắng như tỏi Hải Dương, tỏi Phan Rang.
o Tỏi Việt Nam có vị rất cay, mùi rất nồng đặc trưng của tỏi.

Woah, tỏi này mà làm nguyên liệu làm tỏi đen thì tốt phải biết. Quá trình lên men tỏi tươi ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ làm gia tăng dược tính của tỏi Việt Nam lên nhiều lần, khi đó tỏi tươi màu trắng sẽ chuyển sang màu đen. Tỏi đen là thần dược cho sức khỏe của bạn đó. Truy cập >>vào đây<< để tìm hiểu về công dụng của tỏi đen nhé.

Tỏi Trung Quốc:

o Củ tỏi thường rất to, màu sắc đẹp, các tép tỏi thường rất đều.
o Vỏ củ tỏi bóng mịn, trông rất đẹp mã.
o Củ thường rất cứng, cầm rất chắc tay
o Khi bóc tỏi các nhánh tách nhau, rất dễ bóc chứ không liền nhau.
o Thường ít nồng và cay, ít hoặc không có mùi đặc trưng của tỏi, hàm lượng dầu ít.

Cách phân biệt tỏi trung quốc và tỏi Việt Nam

Tỏi Trung Quốc thường to và đẹp mã nhưng ít dưỡng chất.

Tỏi Trung Quốc được chiếu xạ bằng tia gamma để tránh nảy mầm và cũng được phun hóa chất Maleic Hydrazide để kéo dài thời gian sử dụng. Người ta thường sử dụng clo để làm trắng tỏi và để tỏi trông mỡ màng, đẹp mắt. Và trong quá trình trồng tỏi người ta thường lạm dụng nhiều thuốc tăng trưởng cũng như thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất tỏi.

Mình hy vọng là từ nay các bạn không còn nhầm lẫn giữa tỏi Trung Quốc và Tỏi Việt Nam ta nữa nhé. Các bạn không nên sử dụng tỏi Trung Quốc làm gia vị trong chế biến thức ăn và cungc không nên sử dụng chúng để làm nguyên liệu làm tỏi đen!

Hãy dùng Tỏi Việt Nam để làm nguyên liệu làm tỏi đen! và hãy truy cập vào đây để học cách làm tỏi đen cho gia đình mình bạn nhé!

Khuyên dùng:

Tỏi đen Đất Việt được làm từ tỏi tươi vùng miền trung nắng cháy, cát trắng trải dài, nên tạo ra hương vị rất riêng của tỏi. Các củ tỏi cô đơn được chúng tôi lựa chọn kỹ và cùng với quy trình lên men tiên tiến của Nhật Bản để cho ra đời một sản phẩm chất lượng và có dược chất cao vượt trội. Woa, quá đã… Mời các bạn dùng thử nhé!

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha